Nghiệm Lý Lá Số Tử Vi Của Tào Tháo

Nghiệm Lý Lá Số Tử Vi Của Tào Tháo

Tiểu sử của Tào Tháo

Tào Tháo (chữ Hán: 曹操; 155 – 220), biểu tự Mạnh Đức (孟德), tiểu tự A Man (阿瞞) là một nhà chính trị, quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Võ Hoàng đế (太祖武皇帝).

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn – Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Hành động “Phụng thiên tử để lệnh chư hầu” của ông đã tạo ra một tiền lệ mới cho những đế vương khai quốc đời sau học theo, điển hình và thành công nhất là cha con Tư Mã Ý và Đường Cao Tổ Lý Uyên. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc phong kiến tương lai mà còn ảnh hưởng đến các nước đồng văn như Việt Nam hay Nhật Bản. Vì vương triều Tào Ngụy của Tào Tháo vẫn chưa hoàn thành được đại nghiệp thống nhất nên trong mắt Nho giáo truyền thống ông chỉ là kẻ gian tặc thoán nghịch.

Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết đánh giá của dân gian thời phong kiến về Tào Tháo là tiêu cực, một phần là do ảnh hưởng từ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, phần khác là do chính những hành vi tàn nhẫn mà Tào Tháo gây ra (tiêu biểu là vụ thảm sát hơn 10 vạn dân thường ở Tứ Thuỷ, tự tay giết oan cả nhà Lã Bá Sa, hại chết thần y Hoa Đà). Tuy nhiên kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận cân bằng hơn về Tào Tháo, cả về những thành tựu lẫn khuyết điểm của ông.

Lá số Tử Vi của Tào Tháo

Lá số Tử Vi của Tào Tháo được lập theo ngày 06 tháng 12 năm 155 (Ất Mùi) sinh vào giờ Tuất.

Lá số tử vi của Tào Tháo

Nghiệm lý Lá số Tử Vi của Tào Tháo

Tào Tháo là một nhân vật có thể nói là rất quan trọng cuối thời Hậu Hán đã làm tổn hao quá nhiều bút mực trong lịch sử Trung Quốc và sách vở tiểu thuyết diễn nghĩa này nay. Có một tác phẩm phê bình ông là một danh sĩ có giá trị dính liền sau quân sư Gia Cát Lượng và trên cả Quan Vân Trường, một trượng phu trung tín nghĩa khí không ai bì, là bộ ba danh nhân trong thuở bấy giờ.

Người tuổi Ất Mùi mệnh đóng tại Mão, Thân ở Hợi. Người này không hẳn là người không những chỉ nghĩ đến việc tiến thân lao đầu làm việc mà làm việc có suy tính thức thời và cũng không phải là người không có tâm hồn nghĩ đến nước đến dân. Vũ Sát thủ Mệnh là bức Vạn Lý Trường Thành dựng đứng lên con người này: Vũ Khúc đắc địa, còn Thất Sát không kém phần hiên ngang đối với tuổi Ất, thực ra rất ít khi được hai sao cùng thủ Mệnh lại được đồng hành với Mệnh, nhất là mạng Kim chỉ có hai cung Mão phải là tuổi Ất và Dậu, phải là tuổi Tân Vũ Sát mới đắc cách.

Đã là tuổi Ất Mùi Mệnh đóng tại Mão có Vũ Sát thủ Mệnh thâm Tả Hữu phò tá, tôi xin thú thật không biết tả sao cho hết cái đặc biệt của Tào thừa tướng, và thành thực phục cái người đã sắp đặt ra Tào Tháo đứng liền sau Khổng Minh là người có tài xét người rất giỏi, là người biết cái chân giá trị của Tào Công.

Dầu vậy Mệnh ở cung Mão đem so với đối phương Dậu bị thể khắc nhập nghĩa là mình yếu kém hơn người, nhưng Tào là người thấu hiểu biết rõ kẻ đối đầu (Phủ Tướng Không Kiếp) chỉ là một đoàn người ô hợp nên vẫn thẳng như thường như Đổng Trác, đánh Viên Thiệu để đưa thân thể ông lên địa vị một chính khách quan trọng của thời cuộc.

Số người nào Mệnh Thân đã đóng đúng tam hợp tuổi là người biết mình, biết người có lòng tự hào rất cao cho nên Thái tự đặt mình là Anh hùng của thời cuộc khi đối ẩm với Lưu Bị ở Hứa Xương và lúc cầm giáo đứng ở mũi thuyền trên dãy trường giang trong trận Xích Bích bảo các tùy tùng: “Ta cầm cây giáo này phá giắc khăn vãng, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật, thu Viên Thiệu, khi vào Hà Bắc lúc tới Liêu Đồng vẫy vùng ngang dọc trong thiên hạ, thật chẳng phụ tài chí kẻ trượng phu”.

Người ta chê trách Tào Tháo là gian Hùng có lẽ do bộ Sát Phá Tham hãm địa này. Xin thưa rằng, nếu là người tuổi Tỵ Dậu Sửu thì thật là một tay gian hùng bất nhân, với tuổi Hợi Mão Mùi đứng ở trên cái thể chính nghĩa rõ ràng, dầu sao vẫn là một người có tâm hồn phục vụ cho quê hương đất nước.

Bộ Sát Phá Tham này thêm Vũ Khúc tức là đủ bộ Kim Tinh (Vũ Khúc âm kim, Thất Sát dương kim) kèm thêm Bạch Hổ thủ mệnh làm sao cản nổi người này hành động không cứng rắn mạnh tay cưa đứt đục khoét còn có tính cách thâm độc nữa là khác (Âm tuế đóng cung Âm và Vũ Khúc lại là Âm Kim) không thể nể nang tình cảm để di lụy mai hậu, xét ra cần để làm gương.

Tào Tháo sinh vào buổi loạn ly, nếu không dùng sức mạnh làm sao bình được đất nước, hầu hết các thủ lãnh chư hầu toàn là con nhà quý tộc lòng tham không đáy. Cái gương Khổng Phu Tử đời Xuân Thu muốn thực hiện hòa bình giải pháp ôn hòa đều không được ai nghe, ngài đành ôm hạnh thành người nặng lo mà không kết quả. Vậy người hùng Tào Tháo xét theo số tương ghép chứ thủ đoạn thì trúng vì giang sơn tổ quốc là của chung toàn dân, không phải là cơ nghiệp giành riêng cho một dòng họ thụ hưởng ngôi cao vĩnh viễn, người có tài hoán cải được thời cuộc có lợi cho dân cho nước, dầu ít hay nhiều lâu hay mau bị gán chữ giang hùng chưa chắc đã hợp lý.

Xin lưu ý: Trên đây chỉ là một vài nét chấm phá nghiệm lý về Lá số Tử Vi của Tào Tháo để các bạn tham khảo qua, không phải phần luận giải chuyên sâu, chưa đầy đủ luận giải. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

---Bài viết tham khảo thêm---

---Thầy Phúc Hùng Tử Vi---