Tiểu sử Khổng Minh Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng (chữ Hán: 諸葛亮; bính âm: Zhūgě Liàng; 181 – 234), biểu tự Khổng Minh (孔明), hiệu Ngọa Long tiên sinh (臥龍先生), là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng là giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Tuy nhiên, năm chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng bệnh mất trong doanh trại.
Không chỉ có tài năng hơn người, ông còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc, “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Con trai và cháu nội của Gia Cát Lượng cũng kế thừa chí nguyện bảo vệ nhà Hán của ông và đã anh dũng tử trận khi nhà Thục Hán sắp sụp đổ, tạo nên tấm gương “Trung nghĩa truyền gia thế vô song, Ba đời trung liệt chiếu sử xanh” nổi tiếng lịch sử của nhà Gia Cát. Gia Cát Lượng cũng là vị quan văn duy nhất thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó có thời 41 vị công thần được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại). Ông khi còn sống có tước hiệu Vũ hương hầu (武乡侯), sau khi mất có thụy hiệu là Trung Vũ Hầu (忠武侯), do đó hậu thế thường hay gọi ông là Vũ Hầu (武侯) hay Gia Cát Vũ Hầu (诸葛武侯) để tỏ lòng tôn kính.
Hình tượng của ông được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm, về sau được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, nhân vật Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng “xuất quỷ nhập thần”, đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh).
Lá số Tử Vi của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng sinh vào năm Tân Dậu 181. Lá số trên được lập mô phỏng theo lá số gốc với các sao an giống như Lá số Tử vi của Gia Cát Lượng. Có lẽ, đây là một lá số rất nổi tiếng với Mệnh Vô Chính Diệu có Tả Hữu – Nhật Nguyệt Miếu Địa hội hợp, làm lên huyền thoại Gia Cát Lượng. Chúng ta có thể lấy lá số trên để cùng nghiệm lý những thăng trầm cuộc đời của ông cũng như tham khảo để luận giải các lá số tử vi khác.
Nghiệm lý Lá số Tử Vi của Gia Cát Lượng
Nói đến Khổng Minh thì khắp cõi trời Đông Nam Á và ngày nay có thể nói hầu hết thế giới đều biết và công nhận đó là một quý nhân, một vị quân sư có bộ óc suy tính không ai có thể lường trước được. Thánh Thán và Mao Tôn Cương là 2 nhà văn nổi tiếng về phê bình nhân vật của Trung Quốc đã phải chịu hạ bút là một kỳ nhân đệ nhất trong tam tuyệt thời Tam Quốc đứng trên hai người là Tào Mạnh Đức và Quan Vân Trường.
Quân Sư Khổng Minh tên thực là Gia Cát Lượng sinh năm Tân Dậu ngày 10 tháng 4 và giờ Tuất.
Tuổi Tân Dậu mệnh ở Mùi, Thân ở Mão là cả hai vị trí của người không được hài lòng với ý chí của mình từ thiên định mệnh cho đến ý chí phấn đấu. Phải chăng ông là người sinh ra không gặp thời, đâu phải vô tài; cái tài của ông là cái tài của một tuyệt thế kỹ nhân (Tả Hữu, Thai, Thanh Long) với sự thông minh quán chúng (Thái Dương ở Mão, Thái Âm ở Hợi đồng chiếu Mệnh vô chính diệu ở Mùi). Cốt cách của ông là Thiên Lương (Mộc) cùng với Thái Dương là thiên chức của người lãnh phận sự phò tá cho các vị nguyên thủ quốc gia (Quân sư, Thừa tướng). Người ta thường nói Mã ở Hợi là Mã chết, Mã hết đường chạy, sự thực với Không Minh Mộc mệnh đối với cung Hợi Thủy, Mã không phải là không đắc dụng khiến ông thành mô vi ngoại trường có tài thuyết phục người ta cùng với Điếu Khách ở Mệnh, Thiên Mã này càng bồi nghị lực, ông càng thọ đắc bao nhiêu, ông càng lao tâm khó nhọc. Ông càng cố gắng mẫn tiếp (Mã + Linh) bao nhiêu càng đưa ông lâm vào cảnh thân thể hao mòn gần đất xa trời (Mệnh Mộc tiết khí Mã – Linh). Thật là một tấm gương vĩ đại của một vị thừa tướng tận tụy về công vụ mà quên hẳn cái xác phàm nhân của mình.
Người có Tả Hữu nhập Mệnh là người có tài quán xuyến mọi vấn đề, thấu hiểu cả văn lẫn võ, được Nhật Nguyệt tịnh minh hội chiếu mã Mệnh lạ ở thế vô chính diệu là một sự mênh mông bao quát, tức là có thể nói ông thấu hiểu hết thẩy sự việc tù hữu hình đến vô hình, từ vấn đề nhân sự đến thiên sự.
Từ lúc còn là thư sinh bạch diện ẩn dật ở núi Ngọa Long, ông đã phân tích trình bày đủ lẽ cái thế tàn của nhà Hậu Hán để Lưu Bị biết, rồi ra cái sức chống đỡ của thế nhân cũng chỉ được phần nào tức là đất nước có gặp người tài ba khôn khéo cũng chỉ giữ được một phần ba. Cuộc gặp gỡ hai nhân vật này chứng minh một cái thể chính trị sáng suốt của Khổng Minh bằng bộ Tả Hữu, Âm Dương, Thiên Mã nói lên hết thẩy mọi sự việc của suốt một đời ông, một cái tài tuyệt luân của một vị thừa tướng, một vị quân sư điều khiển ba quân, thêm cả cái tài vô hình huyền bí là ông thấu thiên cơ, ông là một vị thánh sư về tướng số.
Ông không biết sự chuyển biến của cơ trời, làm sao ông cầu được gió Đông Nam để thiêu đốt trăm vạn quân Tào ở Xích Bích. Sự cầu đảo gió này không biết ông có tài thực sự khiên thay đổi được khí trời trong cảnh trái thời tiết, hay ông tinh thông về thiên văn biết đến giờ đó có gió lạ, ông làm trò cầu đảo để khuất phục nhân tâm. Cũng như cái trò mượn 10 vạn mũi tên của Tào để bắn quân Tào Tháo. Nếu không biết ngày giờ đó có sa mù, quân Tào không dám xung trận, chỉ lấy cung tên đem ra bắn loạn sa ngầu khi có báo động, chỉ trong mấy tiếng đồ hồ ông có đủ số tên đem nạp cho Chu Du để cho quân có đủ tên bắt giết Tào khi lâm trận Xích Bích. Tôi tưởng hai sự việc này tỏ ra ông quá thấu hiểu thiên văn một cách quá tài tình.
Ngụy Diên là một viên thượng tướng được liệt đứng liền sau Ngũ Hổ lúc mới bước chân vào ra mắt Huyền Đức xin quy hàng, Khổng Minh quát võ sĩ đen ra chém đầu. Ông nói người này có xương trái khớp ở gáy tức là tướng hình cảu người phản trắc không nên để. Theo tôi nghĩ không biết Khổng Minh có tài coi tướng giỏi hay không, hay chỉ là một cách hành sự răn đe kẻ làm tôi không nên ăn ở hai lòng, vì Ngụy Diên vừa mới giết chủ là Hãn Huyền đem thành Tràng Sa đến dâng cho Lưu Bị để làm món quà tiến thân.
Những sự việc trên dây là sự việc đứng về phương diện vô hình huyền bí. Còn như mưu mẹo thực hư, hư thực thật không biết đâu mà lường với Khổng Minh. Bắt Tào Tháo trên con đường nhỏ Hoa Dung là một tình tiết dẫn cảnh đến Tào Tháo là một nhà quân sự có hạng cũng phải mắc kế quả là tài tình. Một đám tàn quân bại trận thì không khi nào dám ngang nghiên chạy trên đường lớn là chỗ dễ bị phục kích, tất nhiên con nhã tướng phải cho binh tháo lui theo đường hẻm mà trong đường hèm thấy khói lên, Tháo cho là nghi binh để nhử mình chạy qua đại lộ, vậy cứ tiểu lộ chạy là thoát, ai ngờ tiểu lộ nghi binh là có thật, có Quan Vân Trường đứng chặn. Tháo đành bó tay chịu trận. Những sự hành quân của Không Minh luôn luôn khiến đối phương không biết đâu mà tính.
Những điều mà tôi muốn trình bày bằng lá số này là Khổng Minh coi nhân thế không đối thủ, mà đối thủ chính cống kia là cao xanh, là trời, thường đế nên Khổng Minh có ý kình phá định mệnh.
Biết nhà Hán đã hết vận mà còn cố gồng gánh vác một thời gian nữa cho Lưu Bị từ một vị hoàng thân đã trở thành một thường dân làm nghề dệt chiếu bán dép có tinh thân muốn bảo tồn sự nghiệp chiếm lại được phần ba quốc thổ.
Đương giữa mùa Đông rét cóng chỉ có gió bắc lạnh lẽo làm sao có được gió Đông Nam. Ông cầu đảo mã được chẳng là tài cướp được quyền tạo hóa làm cho đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du kinh hãi phải than rằng: người này có phép cướp quyền trời đất. Nếu để sống ắt gây tai họa cho Đông Ngô, ta phải giết ngay đi để dứt mối lo sau này.
Biết Mệnh mình đã hết, cố tình nhương tinh cầu thọ lấy thêm 12 năm nữa và vụ đốt hang thượng phương định thiêu chết ba cha con Tư Mã Ý trong đó có Tư Mã Chiêu là cha của Tư Mã Viêm sau này thành Tấn Võ Đế thống nhất đất nước. Trong lúc lửa cháy bốn bề, địa lôi nổ tung từng đám đất thì trời mưa như trút nước. Người đời sau đã có câu: Địa lôi sao chống lại được Thiên lôi. Những sự việc này Khổng Minh cố thực hiện mà không thành chẳng qua là đã có định mệnh là cái vị trí của Thân ông ở Mão (Tuế Phá). Ông quật khởi chống hẳn tạo hóa đi ngược lại, định Mẹnh không cho phép ông thỏa mãn tực là vị trí Hợi Mão Mùi của người Tỵ Dậu Sửu nếu là thường nhân dễ gây lên loạn ý làm sằng.
Đem Quản Di Ngô và Khương Tử Nha ra sánh với Khổng Minh là một việc khó trình bày vì 2 ông này là người gặp thời phò chúa cũng có thời là Tề Hoãn Công.
Xin lưu ý: Trên đây chỉ là một vài nét chấm phá nghiệm lý về Lá số Tử Vi của Khổng Minh Gia Cát Lượng để các bạn tham khảo qua, không phải phần luận giải chuyên sâu, chưa đầy đủ luận giải. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
---Bài viết tham khảo thêm---
- Điện thoại: 0913 563 536
- Địa chỉ: Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì - Hà Nội
- Đặt lịch luận giải lá số tử vi chuyên sâu