Luận Về Các Sao Trong Tử Vi

Luận giải các sao trong Tử Vi

CÁC CẤP SAO TRONG TỬ VI

Chư tinh có hai hệ: Bắc đẩu và Nam đẩu

  • Tử Vi dẫn đầu Bắc đẩu hệ
  • Thiên Phủ dẫn đầu Nam đẩu hệ

Rồi đến các sao cấp hai như Xương – Khúc, Tứ Hóa, Kình – Đà, Linh – Hỏa, Tuần – Triệt không vong, bộ tam minh Đào – Hồng – Hỉ…

Sao cấp ba là hệ Lộc Tồn, Tràng Sinh, Thái Tuế.

Sao cấp bốn như Thiên Riêu, Thiên Hình, Kiếp Sát, Long – Phượng, Thai – Tọa…

Sao tính theo năm, theo tháng, theo ngày và theo giờ.

Sao tính theo năm còn chia ra Can với Chi, như Lộc Tồn theo Can, Linh Hỏa theo Chi.

Thời cổ lập luận lấy năm làm gốc rễ, tháng là mầm mống, ngày là hoa, giờ là quả, cho nên năm được coi làm thần dẫn đạo. Đến đời Tử Bình mới bác bỏ luận cứ trên vì năm làm thần dẫn đạo tính Số không được chính xác, phải lấy ngày làm thần dẫn đạo mới đúng và từ đó đến nay không thay đổi.

Khoa Tử Vi cũng lấy ngày làm chủ như Tử Bình. Lập Cục rồi tìm Tử Vi theo ngày. Cội nguồn của Lý Số là Đạo gia không phải Nho gia vì Nho gia không đặt nặng lẽ chí huyền chí vi. Âm Dương Ngũ Hành gần với Đạo gia hơn Nho gia.

Khi Khổng Khâu giảng Kinh Dịch, ông bẻ cong vào khuynh hướng chính trị và nhân luận vốn là tư tưởng căn bản của Nho. Dịch vào Lý Số lại đi theo con đường khác hẳn. Nhưng không phải Nho gia không ảnh hưởng vào Lý Số.

Mười hai cung trên lá số gồm Mệnh, Bào, Tử, Tài, Tật, Di, Nô, Quan, Điền, Phúc, Phụ chính là tổ chức của Nho gia. Ý nghĩa nhân luận của Nho gia được dùng làm cơ sở thực tế để luận về Số Mệnh. Nho gia có lục nghệ: Lễ, Nhạc, Sạ, Ngự, Thư; Số để phân định văn với võ, các sao của Khoa Tử Vi cũng chia ra văn và võ. Sự suy đoán một Lá Số Tử Vi xuất hiện khá nhiều sắc thái Nho học.

---Bài viết tham khảo thêm---

---Thầy Phúc Hùng Tử Vi---