An Sao Trên Lá Số Tử Vi Phần 2

An sao trên lá số tử vi p2

An Bộ Sao Phụ – Cáo: Thai Phụ, Phong Cáo

Thai Phụ

Cách trước cung an Văn Khúc một cung, an Thai Phụ

Phong Cáo

cách sau cung an Văn Khúc một cung an Phong Cáo

An Bộ Sao Tài – Thọ: Thiên Tài, Thiên Thọ

Thiên Tài: Bắt đầu từ cung an Mệnh, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng lại ở cung nào, an Thân, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng lại ở cung nào, an Thiên Thọ ở cung đó.

An Bộ Sao Thương – Sứ: Thiên Thương, Thiên Sứ

Thiên Thương

bao giờ cũng an ở cung Nô Bộc

Thiên Sứ

bao giờ cũng an ở cung Tật Ách

An Bộ Sao La – Võng: Thiên La, Địa Võng

Thiên La

bao giờ cũng an ở cung Thìn

Địa Võng

bao giờ cũng an ở cung Tuất

An Bộ Sao Tứ Hóa: Hoa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Kỵ

Theo hàng Can của năm sinh an Tứ, Hóa theo thứ tự: Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ vào những cung đã an sao kê trong bảng dưới đây:

Thí dụ: Sinh năm Đinh Mão, an Hóa Lộc ở cung đã an Thái Âm, Hóa Quyền an ở cung đã an Thiên Đồng, Hóa Khoa an ở ucng đã an Thiên Cơ, Hóa Kỵ ở cung đã an Cự Môn.

An Bộ Sao Cô – Quả: Cô Thần, Quả Tú

Tùy theo năm sinh, coi bảng dưới đây:

An Sao Cô Thần Quả Tú

An Bộ Sao Quan – Phúc: Thiên Quan, Thiên Phúc

Tùy theo hàng Can của năm sinh, coi bảng dưới đây:

An Sao Thiên Quan Thiên Phúc

An Sao Đào Hoa

Tùy theo năm sinh, coi bảng dưới đây:

An Sao Đào Hoa

An Sao Thiên Mã

Tùy theo năm sinh, coi bảng dưới đây:

An Sao Thiên Mã

An Sao Phá Toái

Tùy theo năm sinh, coi bảng dưới đây:

An Sao Phá Toái

An Sao Kiếp Sát

Theo hàng Chi của năm sinh, coi bảng dưới đây:

An sao kiếp sát

An Sao Hoa Cái

Theo hàng Chi của năm sinh, coi bảng dưới đây:

An Sao Hoa Cái

An Sao Lưu Hà

Theo hàng Can của năm sinh, coi bảng dưới đây:

HÀNG CAN LƯU HÀ
Giáp Dậu
Ất Tuất
Bính Mùi
Đinh Thìn
Mậu Tị
Kỷ Ngọ
Canh Thân
Tân Mão
Nhâm Hợi
Quý Dần

An Sao Thiên Trù

Theo hàng Can của năm sinh, coi bảng dưới đây:

An sao thiên trù

An Sao Lưu Niên Văn Tinh

Theo hàng Can của năm sinh, coi bảng dưới đây:

An sao Lưu niên văn tinh

An Sao Bác Sĩ

An Lộc Tồn ở cung nào, anh Bác Sĩ ở cung đó

An Sao Đẩu Quân

Bắt đầu từ cung đã an Thái Tuế, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại rồi bắt đầu từ cung đó, kể là giờ Tý đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại an Đẩu Quân

An Sao Thiên Không

An Thiên Không ở cung đằng trước cung đã an Thái Tuế

An Bộ Nhị Không (Tuần – Triệt)

An Sao Tuần

Tùy theo năm sinh, trong khoảng 10 năm đã được giới hạn theo hàng Can từ Giáp đến Quý. Coi bảng dưới đây:

An Sao Tuần Không

Thí dụ: sinh năm Bính Dần, tức là trong khoảng từ Giáp Tý đến Quý Dậu, vậy phải an Tuần ở giữa cung Tuất và cung Hợi.

Vị trí Tuần trên bản đồ 12 cung tùy theo năm

An Sao Triệt

tùy theo hàng Can của năm sinh, coi bảng dưới đây:

An sao Triệt không

Vị trí Triệt trên bản đồ 12 cung tùy theo năm

Định Hướng Chiếu Trên Lá Số Tử Vi

Khi an sao, phải định hướng chiếu của các cung số. Xem một cung phải xem cả cung chiếu của nó

Tam Hợp Chiếu

3 cung chiếu lẫn nhau. Xem 1 cung này phải xem cả 2 cung kia

  • Hợi – Mão – Mùi
  • Tỵ – Dậu – Sửu
  • Thân – Tý – Thìn
  • Dần – Ngọ – Tuất

Xung chiếu

Xem bảng dưới đây

Ngọ
Sửu Mùi
Dần Thân
Mão Dậu
Thìn Tuất
Tị Hợi

Nhị hợp

Xem bảng dưới đây

Sửu
Dần Hợi
Mão Tuất
Thìn Dậu
Tị Thân
Ngọ Mùi

Nhị hợp trên bản đồ 12 cung (mẹo: gập đôi lá số theo chiều dọc)

Tóm tắt: Muốn xem cung số, phải xem cả hai cung Tam hợp chiếu của nó, cùng với một cung xung chiếu và một cung nhị hợp.

Thí dụ: Xem cung Sửu, phải xem cả cung Mùi (xung chiếu). cung Dậu, cung Mùi (tam hợp chiếu) và cung Tý (nhị hợp).

Khởi hạn trên Lá Số Tử Vi

Đại hạn 10 năm

Có 2 cách:

  • Bắt đầu ghi số cục ở cung an Mệnh, đoạn dương nam, âm nữ theo chiều thuận; âm nam, dương nữ theo chiều nghịch, lần lượt ghi số tiếp theo từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10.
  • Không ghi số cục ở cung an Mệnh, Dương nam, Âm nữ theo chiều thuận, ghi số cục ở cung Phụ Mẫu, đoạn ghi liên tiếp từ cung này chuyển sang cung khác phải cộng thêm 10. Âm nam, Dương nữ theo chiều nghịch, ghi số cục ở cung Huynh Đệ, đoạn ghi liên tiếp từ cung này sang cung khác phải cộng thêm 10.

Đây là 2 cách khởi đại hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất vì nó chính xác hơn. Một cung đã được ghi đại hạn, tức là vận hạn trong 10 năm phải được xem trong cung đó

Lưu đại hạn

Cung đã ghi đại hạn gọi là cung gốc của đại hạn 10 năm. Muốn xem vận hạn tường tận hơn, phải lưu đại hạn hàng năm

Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, đoạn:

  • Dương nam, âm nữ, lùi lại 1 cung rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung là 1 năm
  • Dương nữ, âm nam tiến lên 1 cung rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống theo chiều nghịch mỗi cung là 1 năm.

Thí dụ: Dương nam, Mộc tam cục, muốn xem lưu đại hạn năm 27 tuổi phải tính cẩn thận trên bản đồ 12 cung sau đây:

Lưu tiểu hạn

Sau khi khởi đại hạn, lưu đại hạn, lại phải tính lưu niên tiểu hạn để xem vận hạn từng năm một. Muốn tính lưu niên tiểu hạn, trước hết phải khởi lưu niên tùy theo nam, nữ và năm sinh, coi bảng dưới đây:

Thí dụ A:  con trai sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.

Thí dụ B: con gái sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều thuận nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi

Lưu Nguyệt Hạn

Sau khi tính lưu niên tiểu hạn, người ta còn có thể tính lưu nguyệt hạn, tức là hạn từng tháng một. Muốn tính lưu nguyệt hạn, phải khởi hạn, có 3 cách:

  • Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4,.. mỗi cung là một tháng
  • Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại như trên, đếm tháng 2,3,4, .. mỗi cung là một tháng.
  • Bắt đầu từ cung đã ghi lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, rồi chuyển theo chiều thuận , đếm tháng 2, 3,4,.. mỗi cung là một tháng .

Trên đây là 3 cách khởi lưu nguyệt hạn. Nhưng người ta thường hay dùng cách thứ 1. Biên giả mong các vị nghiên cứu lá số tử vi thí nghiệm cả 3 cách để xem cách nào chính xác hơn.

Lưu Nhật Hạn

Sau khi đã biết lưu nguyệt hạn của tháng định xem ở cung nào, bất kể ngay cung đó là mồng 1, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm mồng 2,3,4,.. mỗi cung là một ngày

Lưu Thời Hạn

Sau khi đã biết lưu nhật hạn của tháng định xem ở cung nào, bất kể ngay cung đó là giờ Tý, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm Tý, Sửu, Dần, Mão,.. mỗi cung là một giờ theo hàng Chi.

Xem thêm: An sao trên lá số tử vi phần 1

---Bài viết tham khảo thêm---

---Thầy Phúc Hùng Tử Vi---