Luận Đoán Cung Phúc Đức Để Đoán Âm Phần

Luận giải cung phúc đức để đoán âm phần

Âm phần chi phối một phần lớn sự thọ yểu và phúc đức của một người cũng như sự tụ tán của cả một họ. Sau khi đã luận đoán phúc đức cũng cần phải luận đoán âm phần cả ngôi mộ mà mình chịu ảnh hưởng.

Nội dung bài viết

Các Sao Đóng Cung Phúc Đức

Tử Vi Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ xa đời (thường là 5 đời). Thế đất to lớn gần núi đồi. Linh khí từ phía tay trái triều lại

Liêm Trinh Đóng Cung Phúc Đức

Mộ chú, nếu sinh ra đời chú đã khuất bóng hay là mộ ông chú, nếu chú còn, ông chú đã mất. Đất khô khan, gồ ghề, nổi cao như hình người ngồi, lại có sắc đỏ hay vàng.=

Thiên Đồng Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ 4 đời, để ở nơi đất trũng xung quanh có nước.

Vũ Khúc Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ 5 đời. Đất cao trơ trọi có hình như quả chuông dựng đứng.

Thái Dương Đóng Cung Phúc Đức

Mộ cha. Nếu lúc sinh ra đời, cha đã khuất bóng, hay là mộ ông nội, nếu cha còn, ông đã mất. Hay là mộ ông nội, nếu cha còn, ông đã mất. Đất bằng phẳng

Thiên Cơ Đóng Cung Phúc Đức

Mộ ông nội, nếu lúc sinh ra đời ông đã khuất bóng. Hay là mộ cụ nội, nếu ông còn, cụ đã mất. Đất rất tốt nên có nhiều cây cỏ mọc rậm rạp.

Thiên Phủ Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ xa đời (thường là 5 đời). Thế đất to lớn, gần núi đồi, linh khí từ phía tay phải triều lại.

Thái Âm Đóng Cung Phúc Đức

Mộ mẹ, nếu lúc sinh ra đời mẹ khuất bóng; hay là mộ bà nội nếu mẹ còn bà đã khuất; hay là mộ cụ nội bà nếu bà còn cụ đã mất. Thế đất hơi cao, chạy vòng và uốn cong như hình bán nguyệt.

Tham Lang Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ xa đời (thường là 6, 7 đời). Đất nổi cao như hình con chó ngồi. Sắc đen như bùn và có nhiều cây cỏ mọc rậm rạp.

Cự Môn Đóng Cung Phúc Đức

Mộ bác ruột, nếu lúc sinh ra đời bác đã khuất bóng; hay là mộ ông bác (bên nội) nếu bác còn, ông bác đã mất. Đất vuông vắn, thường ở gần đình, sở hay lâu đài. Đào sâu thấy ở dưới có lớp đất màu vàng.

Thiên Tướng Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ 5 đời. Đất nổi cao vuông vắn như hình cái ấn

Thiên Lương Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ 4 đời. Đất dời dạc lẫn nhiều cát, có hình cái thoi dệt vải và thường ở gần đường đi lối lại.

Thất Sát Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ 5 đời. Đất kho nóng có sắc đỏ và có hình như than cày, nằm ngang.

Phá Quân Đóng Cung Phúc Đức

Mộ tổ 4 đời. Đất tan nở, không có hình thể nhất định.

Kình Dương Đóng Cung Phúc Đức

Sáng sủa tốt đẹp: (tọa thủ tại Tứ Mộ): hình đất giống như con voi quỳ

mờ ám xấu xa (tọa thủ tại Tứ Sinh, Tứ Tuyệt): hình đất giống như mũi dùi, tháp bút hay cái răng nhọn.

Đà La Đóng Cung Phúc Đức

Đất lẫn cát có hình cái răng hay hình mũi nhọn

Hỏa Tinh – Linh Tinh Đóng Cung Phúc Đức

Đất nóng có hình cái sào.

Địa Không – Địa Kiếp Đóng Cung Phúc Đức

Đất khô nóng. Trong họ có nhiều mồ mả bị thất lạc đã lâu không tìm thấy.

Văn Xương Đóng Cung Phúc Đức

Đất rắn (cứng) có hình tròn.

Văn Khúc Đóng Cung Phúc Đức

Có dòng nước chảy chạy quanh mộ

Thiên Khôi Đóng Cung Phúc Đức

Đất nổi cao giống như cái mũ

Thiên Việt Đóng Cung Phúc Đức

Hình đất giống như cái búa

Tả Phụ – Hữu Bật Đóng Cung Phúc Đức

Thế đất cao đẹp có hình giống như cạp chiếu nổi cao

Lộc Tồn Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình vuông hay có hình giống như lưỡi thương

Hóa Lộc Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như lá cờ, hay lưỡi thương. Đào sâu sẽ thấy kim khí vụn vặt

Hóa Quyền Đóng Cung Phúc Đức

Hình đất giống như cái yên ngựa, nếu không phải như thế, tất ở gần mộ có cây to cũng giống như hình yên ngựa

Hóa Khoa Đóng Cung Phúc Đức

Hình đất giống như cái bảng

Hóa Kỵ Đóng Cung Phúc Đức

Đất úng thủy lẫn bùn lầy, mộ để ở chỗ trũng

Đại Hao – Tiểu Hao Đóng Cung Phúc Đức

Đất khô nóng và tan lở

Tang Môn Đóng Cung Phúc Đức

Đất khô nóng

Bạch Hổ Đóng Cung Phúc Đức

Đất có lẫn nhiều đá

Thiên Khốc – Thiên Hư Đóng Cung Phúc Đức

Đất hư nát và tan lở, trong mộ có nhiều mối mọt hay chuột ở

Thiên Mã Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như con ngựa

Thái Tuế Đóng Cung Phúc Đức

Đất rắn, khô khan nổi gồ lên như hình sống trâu

Lòng Trì Đóng Cung Phúc Đức

Gần mộ có ao hay giếng

Phượng Các Đóng Cung Phúc Đức

Mộ để ở gần nơi có nhiều nhà cửa, lâu đài. Đất đỏ có hình giống như cánh phượng

Đào Hoa Đóng Cung Phúc Đức

Đất hình tròn và  nổi cao  như hình cái bát úp

Hồng Loan Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như cái cung hay cái mí mắt, thường gọi là thế đất Nga mi

Thiên Hỷ Đóng Cung Phúc Đức

Đất có lẫn nhiều bùn lầy, cát hay phù xa

Thiên Hình Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như lưỡi dao, lại lẫn nhiều mảnh chai, sành và kim khí vụn vặt

Thiên Diêu Đóng Cung Phúc Đức

Có dòng nước chảy xói vào lòng mộ

Thiên Quan – Thiên Phúc Đóng Cung Phúc Đức

Mộ để ở gần Đình, Đền hay chùa

Ân Quang – Thiên Quý Đóng Cung Phúc Đức

Có ân nhàn tìm đất để giúp mồ mả

Thai Phụ Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như cái nón

Phong Cáo Đóng Cung Phúc Đức

Đất hình vuông giống như cái chiếu

Hoa Cái Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như bông hoa nở, như cái lọng xòe hay cái bát úp.

Tam Thai Đóng Cung Phúc Đức

Đất hình tam tinh

Bát Tọa Đóng Cung Phúc Đức

Thế đất giống như 8 ngôi sao dàn bày rất cân đối.

Thanh Long Đóng Cung Phúc Đức

Mộ để ở gần sông ngòi. Đất có hình giống như người cầm gươm

Tướng Quân Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như áo giáp

Tấu Thư Đóng Cung Phúc Đức

Mộ để ở chỗ thấp trũng, có thế đất như hình con Rồng chầu 1 bên

Phi Liêm Đóng Cung Phúc Đức

Mộ để ở gần núi hay đồi trơ trọi, đất khô nóng và tan lở

Hỉ Thần Đóng Cung Phúc Đức

Đất phẳng và có lẫn nhiều cát

Bệnh Phù Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như cái đai, có dòng nước ngầm chảy xói vào lòng mộ

Phục Binh Đóng Cung Phúc Đức

Đất có hình giống như cái chiếng, hay giống như người cầm gươm

Trường Sinh Đóng Cung Phúc Đức

Đất úng thủy, có dòng nước nhỏ chảy lượn quanh mộ

Mộc Dục Đóng Cung Phúc Đức

Mộ thường ở gần suối hay nước nên rất ẩm ướt

Quan Đới Đóng Cung Phúc Đức

Đất hình bán nguyệt

Suy Đóng Cung Phúc Đức

Đất khô trơ trụi, nổi gồ lên như hình sống trâu

Bệnh Đóng Cung Phúc Đức

Đất ẩm ướt và uế tạp

Tử Đóng Cung Phúc Đức

Có dòng nước nhỏ chảy lượn quanh mộ

Mộ Đóng Cung Phúc Đức

Gần mộ có lạch nước

Thai Đóng Cung Phúc Đức

Có dòng nước nhỏ chảy trong mộ

Dưỡng Đóng Cung Phúc Đức

Có dòng nước ở nơi thật xa chảy đến lượn quanh mộ

Tuần Đóng Cung Phúc Đức

  • Chiếu: Gần mộ có khoảng đất trơ trụi và rất rộng án ngữ:
  • Án ngữ: mộ để ở nơi đất hung và hoang vắng. Địa khí ở xa không thể đến được và đã bị chắn
  • Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: cát khí càng ngày càng tiêu hao. Hung khí phát ra rất mạnh mẽ. Vậy cho nên, họ hàng đời trước khá giả, đến đời nay suy bại và ly tán.
  • Nhiều sao mờ ám xấu xa: cát khí càng ngày càng phát ra mạnh mẽ. Hung khí tiêu hao dần dần. Vậy cho nên, họ hàng đời trước ly tán, lụi bại, có nhiều người cùng khổ, hay mắc tai họa, chết non; đến đời nay khá giả, có nhiều người quý hiển, giàu sang và sống lâu.

Triệt Đóng Cung Phúc Đức

  • Chiếu: gần mộ có đường đi, ngõ hẻm, cầu cống hay hố vực.
  • Án ngữ: Mộ để ở sát bên đường đi, ngõ hẻm cầu cống hay hố vực. Địa khí ở xa đến, cát hóa hung, hung hóa cát.
  • Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: Địa khí bị tỏa chiết vì đất bị đào bới, xẻ cắt hay vì có sự xây cất ngăn chặn, cũng có thể là vì mộ bị tan lở, hay thất lạc lâu ngày không tìm thấy. Cát khí càng ngày càng bị tiêu hao, hung khí lại phát ra mạnh mẽ. Vậy cho nên họ hàng đời trước khá giả, đến đời nay ly tán và suy bại.
  • Nhiều sao mờ ám xấu xa: Địa khí bị tỏa chiết vì đất bị đào bới , xẻ cắt hay vì xây cất ngăn chặn, cũng có thể là vì mộ bị tan lở, hay thất lạc lâu ngày không tìm thấy. Nhưng may mắn cát khí càng ngày càng phát ra mạnh mẽ, kết hợp rất tốt đẹp. Còn hung khí tiêu hao dần dần. Vậy cho nên họ hàng đời trước ly tán, suy bại, đến đời nay khá giả, có nhiều người quý hiển giàu sang.

Quy định ảnh hưởng của âm phần

Cung Phúc Đức có một Chính diệu tọa thủ

Xem Chính diệu tượng trưng ngôi mộ nào, tất chịu ảnh hưởng từ ngôi mộ đó

Cung Phúc Đức có 2 Chính diệu tọa thủ đồng cung:

Phải nhận định tùy 2 trường hợp sau đây:

Hai Chính diệu cùng thuộc một hành

Chịu ảnh hưởng của cả hai ngôi mộ để ở gần nhau, mà mỗi ngôi đã được tượng trưng ở một Chính diệu.

Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Sửu có Cự, Đồng tọa thủ đồng cung. Vì Cự, Đồng cùng thuộc Thủy, nên phải chịu ảnh hưởng của ngôi mộ bác hay ông bác – tượng trưng bởi Cự, và ngôi mộ tổ 4 đời – tượng trưng bởi Đồng để ở gần nhau.

Hai Chính diệu không cùng thuộc một hành

  • Một trong hai Chính diệu sinh được Bản Mệnh: Chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.

Thí dụ:

  • Cung Phúc Đức an tại Dần, có Cự, Nhật tọa thủ đồng cung – Bản Mệnh thuộc Thổ.
  • Nhật thuộc Hỏa – tượng trưng ngôi mộ ông nội hay cụ nội – sinh được Thổ Mệnh. Vậy Thổ Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ ông nội hay cụ nội – được tượng trưng bởi Nhật.
  • Còn Cự thuộc Thủy – tượng trưng ngôi mộ bác hay ông bác – không sinh được Thổ Mệnh, nên không được kể đến. Mặc dầu ngôi mộ bác hay ông bác – tượng trưng bởi Cự để ở gần ngôi mộ ông nội hay cụ nội – tượng trưng bởi Nhật cũng không có ảnh hưởng gì đối với Thổ Mệnh ở trên.
  • Một trong hai Chính diệu không sinh được Bản Mệnh: xem Bản Mệnh sinh được Chính diệu nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi chính diệu đó.

Thí dụ:

  • Cung Phúc Đức an tại Mão có Cự, Cơ thuộc Mộc tọa thủ đồng cung – Bản Mệnh thuộc Kim.
  • Cự thuộc Thủy, không sinh được Kim Mệnh. Còn Cơ thuộc Mộc lại khắc Kim Mệnh.
  • Ngược lại Kim Mệnh không sinh được Cự thuộc Thủy – tượng trưng ngôi mộ bác hay ông bác.
  • Vậy Kim Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ bác hay ông bác – tượng trưng bởi Cự, và  không chịu ảnh hưởng của ngôi mộ ông nội – tượng trưng bởi Cơ, mặc dầu hai ngôi mộ này để ở gần nhau.
  • Một trong hai Chính diệu không sinh được Bản Mệnh. Bản Mệnh cũng không sinh được một trong hai Chính diệu: xem Bản Mệnh hòa với Chính diệu nào, tất chịu ảnh hưởng của  ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính điệu đó.

Thí dụ:

  • Cung Phúc Đức an tại Ngọ có Tướng, Liêm tọa thủ đồng cung – Bản  Mệnh thuộc Thủy.
  • Tướng thuộc Thủy – tượng trưng ngôi mộ chú hay ông chú.
  • Liêm thuộc Hỏa – tượng trưng cho ngôi mộ tổ 5 đời.
  • Thủy Mệnh   hòa  với Tướng thuộc Thủy và khắc Liêm thuộc Hỏa.
  • Vậy Thủy Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ chú hay ông chú – tượng trưng bởi Tướng, và không chịu ảnh hưởng của  ngôi  mộ tổ 5 đời – tượng trưng bởi Liêm mặc dầu 2  ngôi mộ này để gần nhau.

Cung Phúc Đức Vô chính diệu:

Coi Chính diệu xung chiếu như Chính diệu tọa thủ.

Vị Trí Của Âm Phần

  • Cung Phúc Đức: Chính mộ.
  • Cung đằng trước: Tả (mặt trước)
  • Cung đằng sau: Hữu (mặt sau)
  • Cung xung chiếu: Tiền án
  • Hai cung hợp chiếu: Một là Long (bên trái), một là Hổ (bên phải)
  • Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại:
  • Dần: vậy  tại Dần là chính mộ
  • Mão: Tả
  • Sửu: Hữu
  • Thân: Tiền án
  • Ngọ: Long
  • Tuất: Hổ
Ngọ

Long

Thân

Tiền án

Mão

Tả

Tuất

Hổ

Dần

Phúc Đức

Chính mộ

Sửu

Hữu

Sau đã biết rõ vị trí của âm phần, nên kết hợp mọi nhận định về hình sắc và thế đất để luận đoán cho thật cẩn thận.

---Bài viết tham khảo thêm---

---Thầy Phúc Hùng Tử Vi---