Thầy Phúc Hùng Tử Vi | Lập & Luận Giải Lá Số Tử Vi Chuyên Sâu

Sự Liên Hệ Của Thập Nhị Cung Và Ngũ Hành Sinh Khắc Chế Hóa

Sự liên hệ của Thập Nhị Địa Cung

Lá Số có mười hai cung, Mệnh rồi Bào rồi Thê… rồi đến Phúc Đức và Phụ Mẫu. Tuy chia cách biệt ra nhưng chúng lại có liên hệ khi luận đoán Số.

Người ta có thể tìm thấy ở Mệnh cung sự thay vợ đổi chồng hay goá bụa nhưng những điều này cũng lại tìm thấy cả ở Thê cung nữa. Tỷ dụ số nữ, Thiên Lương tại Mệnh ở Hợi hay Tỵ mà gặp Thiên Mã dễ bỏ chồng. Những sao ấy chuyển qua cung Thê tình trạng tương tự.

Câu Phú: “Thiên Lương ngộ Mã chẳng bà/ Có chồng lại bỏ theo làng bướm hoa” khả dĩ áp dụng cho cả hai cung. Tuy nhiên nếu chúng đóng Mệnh thì phiền phức hơn đóng vào Phối cung. Tỷ dụ câu phú “Thất Sát đan cư Phúc Đức” (Sao Thát Sát hãm đóng cung Phúc Đức) cũng ảnh hưởng đến thân phận người ta đưa đến lận đận chồng con.

Tỷ dụ cung Điền Trạch có thể cho ta được những đoán định rằng con người mang số với cung Điền ấy phải bỏ nhà đi sớm không cứ phải qua Mệnh cung mới đoán ra điều này.

Tỷ dụ cung Phụ Mẫu mà có Đào, Cự, Kỵ thì bố mẹ bất thuận, chia tay. Nhưng nếu Đào Cự Kỵ tại Mệnh cũng có thể đoán như vậy, hoặc cho thấy mình là con tư sinh, hoặc chính mình phải bỏ vợ.

Ngoài ra cũng có thể tìm thấy ở cung Phúc Đức tính tình đầu óc thân phận không nhất định cứ phải Mệnh cung mới thấy, tuy nhiên vẫn đừng nên quên Mệnh vẫn là cái gốc để suy đoán cùng với Phúc Đức cung.

Nói chuyện ngũ hành sinh khắc chế hóa

Ngũ hành đặt trên hai cơ sở lý luận. Đơn giản có sinh khắc. Phức tạp ngoài sinh khắc phải có chế hoá. Đơn giản là logique. Phức tạp thành biện chứng (dialectique)

Tử Vi khoa có sinh khắc, chế hoá. Nhưng khoa Tử Bình thì sinh khắc chế hoá linh động biến dịch hơn. Đơn giản sinh khắc là: Kim sinh Thuỷ; Thuỷ sinh Mộc; Mộc sinh Hoả; Hoải sinh Thổ; Thổ sinh Kim. Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thuỷ; Thuỷ khắc Hoả; Hoả khắc Kim.

Có câu phú viết: “Tinh lâm miếu vượng tái quan sinh khắc chi cơ” nghĩa là dù sao an được vào cung miếu vượng thì cũng còn phải xem cái lý của sinh khắc nữa. Tỷ dụ sao Kim nhập Hoả hương: hoặc Hoả nhập Thuỷ hương: sao Hoả đóng vào cung Thuỷ… bị khắc không tốt.

Một câu phú khác: Tuyệt sứ phùng Sinh, hoa nhi bất bại, nghĩa là ở Tuyệt địa mà gặp Sinh thì không đến mức hoàn toàn thất bại. Tuyệt sứ phùng Sinh là thế nào?

Như Thuỷ Cục, Tuyệt ở Tỵ cung, nếu an Mệnh ở Tỵ là tuyệt địa, nhưng lại có Kim tinh ở đó, Kim sinh Thuỷ thành ra Thuỷ không bị tuyệt.

Tỷ dụ hai sao Thiên Cơ, Cự Môn của cách Cự Cơ Mão hay Dậu, thì Cơ Cự đóng Mão tốt hơn Dậu vì lẽ Thiên Cơ thuộc Mộc đứng cung Mộc lại có Cự Môn là Thuỷ nuôi dưỡng, trong khi cung Dậu là Kim khắc Mộc Thiên Cơ, Cự Môn không đắc lực với sứ mạng nuôi dưỡng bằng ở cung Mão.

Cũng sao Liêm Trinh đứng Dần tốt hơn đứng Thân vì Liêm Trinh thuộc Hoả, cung Dần Mộc sinh Hoả, trong khi ở cung Thân Kim với Hỏa tương khắc.

Tác dụng của Ngũ hành là vận động biến dịch và phát triển. Nếu chỉ đơn giản, e tác dụng kia chưa đủ. Ngũ hành trong khoa Bát Tự với vận động biến dịch biện chứng kỹ càng hơn Ngũ hành logique của Tử Vi.

Sách Uyên Hải Tử Bình viết: Kim vượng được Hoả mới thành dụng cụ như sắt đưa vào lò luyện nên thép. Thuỷ vượng được Hoả thành hơi nước mạnh. Thuỷ vượng nhờ Thổ mà nên hồ ao. Thổ vượng đắc Mộc thì Thổ mới có chỗ bám…

Như vậy đôi khi khắc lại mang tác dụng rất cần thiết chứ không phải cứ sinh hay mà khắc dở. Ngũ hành của Tử Vi khoa là Ngũ hành đơn giản của sinh khắc.

Sách Uyên Hải Tử Bình viết: Kim nhờ Thổ sinh, nhưng nhiều đất quá thì Kim bị chôn vùi. Thổ nhờ Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều quá lừa bị tắc nghẽn. Mộc nhờ Thủy sinh, nhưng nước lụt thành cây trôi. Thuỷ nhờ Kim sinh, nhưng Kim quặng nhiều quá, nước thành đục vẩn. Kim sinh Thuỷ, nhưng Thuỷ nhiều Kim chìm. Thuỷ sinh ra Mộc, Mộc nhiều Thuỷ cạn. Mộc sinh Hoả, nhưng Hoả nhiều Mộc bị cháy tiêu…

Như vậy kể cả tình trạng “sinh” nếu theo biện chứng chưa chắc đã là tốt. Lối tính của Tử Vi khoa về Ngũ hành chỉ đơn giản thôi vì cổ nhân đặt định trên căn bản lý luận không phức tạp biện chứng.

---Bài viết tham khảo thêm---

---Thầy Phúc Hùng Tử Vi---